Mô hình ba đỉnh – ba đáy luôn một trong những mô hình kinh điển mà các trader nhiều kinh nghiệm ưa chuộng vì xác suất xảy ra và độ hiệu quả của nó.
Tuy nhiên, với các trader mới, mô hình này chưa thực sự được nắm bắt đúng dẫn đến giao dịch kém hiệu quả và cảm thấy chán nản với các mô hình giá.
Điều này cũng dễ hiểu vì đa phần các bạn đã bỏ qua một yếu tố chủ chốt để phân tích các mô hình giá, đó là khối lượng – volume – thanh khoản.
Có thể các bạn Forex sẽ không đồng tình với tôi điều này vì sẽ có những quan điểm như volume forex không phải là volume thật, nó chỉ là tick volume, nó không chính xác và sử dụng nó cũng bằng thừa,… Xem thêm: sàn fx uy tín
Bài viết hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ cách giao dịch với mô hình ba đỉnh – ba đáy hiệu quả bằng volume.
1. Định nghĩa mô hình ba đỉnh – ba đáy
Mô hình ba đỉnh thực chất là mô hình hai đỉnh bị fail, giá không đảo chiều xu hướng mà quay lên tạo thành đỉnh thứ ba trước khi nó đảo chiều thực sự.
Tương tự như vậy, mô hình ba đáy thực chất là mô hình hai đáy bị fail, giá không đảo chiều xu hướng mà quay xuống tạo thành đáy thứ ba trước khi nó đảo chiều thực sự.
Như vậy, một điều lưu ý nhỏ, nếu anh em thấy mô hình hai đáy hoặc hai đỉnh đã tập hợp đủ các điều kiện về hành động giá cũng như volume nhưng vẫn breakout chưa đảo chiều, thì hãy kiên nhẫn vì rất có thể giá đang tạo ra mô hình 3 đỉnh – 3 đáy.
Nói cho cùng, trading là vẫn là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn phải cực kỳ tốt.
Dưới đây là hình minh họa cho mô hình 3 đáy cho anh em mới:
Thoạt nhìn có vẻ nó giống mô hình Vai – Đầu – Vai ngược, nhưng khác ở chỗ 3 đáy của nó bằng nhau chứ không nhấp nhô lồi lõm như mô hình kia.
Tôi sẽ nói về mô hình Vai – Đầu – Vai ở bài kế tiếp. Và sau đó sẽ nói hết các mô hình còn lại. Anh em cứ yên tâm mà tận hưởng nhé.
2. Giao dịch bằng mô hình ba đỉnh – ba đáy như thế nào ?
Đây là phần quan trọng nhất của bài. Tôi sẽ cho các bạn xem hình trước rồi sau đó lập ra những bước tuần tự về sự hình thành mô hình.
Nếu mô hình hình thành đúng theo những bước dưới đây, thì mô hình các bạn đang trade sẽ có xác suất thành công rất cao.
Mô hình 3 đỉnh được hình thành theo những bước sau đây:
Bước 1: Đỉnh thứ 1 phải có volume cao nhất, cao nhất trong 3 đỉnh cũng như cao nhất vùng đó.
Bước 2: Đỉnh thứ 2 được tạo thành có volume cao, nhưng không cao bằng volume của đỉnh thứ nhất. Các bạn lưu ý, lúc này chúng ta sẽ đoán rằng sẽ có mô hình hai đỉnh xảy ra.
Nhưng phải chờ tín hiệu cuối cùng là cây nến breakout với volume lớn thì mới vào lệnh. Nhưng rõ ràng, không hề có cây nến như vậy xuất hiện, do đó mô hình 2 đỉnh vẫn chưa có hiệu lựa. Chúng ta sẽ kỳ vọng nó tạo thành mô hình 3 đỉnh.
Bước 3: Đỉnh thứ 3 phải có volume thấp nhất. Như vậy, thứ tự các đỉnh từ trái sang phải, volume phải giảm dần.
Bước 4:Chờ một cây nến xác nhận cuối cùng, là cây nến breakout xuống đường hỗ trợ với volume lớn thể hiện lực đẩy giá mạnh mẽ.
Ví dụ trên có hơi cá biệt một chút là chúng ta không thấy được lựa đẩy mạnh mẽ. Lý do là vì phe bán đã hấp thụ hết lực đẩy giá lên của phe mua tại lần chạm kế cuối sau khi hình thành đỉnh thứ 3.
Để lần cuối cùng chạm vào hỗ trợ, thì giá không cần phải nỗ trợ để chống lại lực cầu đẩy lên nữa, cho nên giá giảm khá bình thản. Giả sử nếu không có lần test kế cuối, thì giá phải có một nỗ lực nhất định để đi xuống.
Dưới đây là một số ví dụ thực tế cho anh em tham khảo:
3. Sự quan trọng của số 3 trong kỹ thuật hình nến
Điều nhấn mạnh về 3 đỉnh và 3 đáy của người Nhật có lẽ đã chỉ ra sự quan trọng của số 3 trong văn hoá Nhật. Chúng tôi, những người phương Tây, có thể không cần thiết khi xem xét có gì đặc biệt xung quanh 3 đỉnh.
Với chúng tôi, có lẽ 2 đỉnh, hoặc hiếm hoi hơn, đỉnh mà được test 4 lần thì cũng quan trọng như với 3 đỉnh. Nhưng người Nhật thì nghĩ khác.
Và có lẽ họ có thể chỉ cho chúng ta thấy một khía cạnh của phân tích phương Tây mà chúng tôi đã không nhìn ra.
Có rất nhiều mẫu hình và khái niệm kỹ thuật dựa trên con số 3 trong kỹ thuật phân tích của người phương Tây cũng như trong biểu đồ hình nến. Sau đây là một đoạn trích từ cuốn sách của John Murphy “Phân tích kỹ thuật thị trường kì hạn”:
Thật thú vị khi nhận ra rằng con số 3 được sử dụng trong nghiên cứu phân tích kỹ thuật như thế nào và nó đóng vai trò rất quan trọng trong rất nhiều phương pháp kỹ thuật.
Ví dụ, the fan principle sử dụng 3 đường, đa số thị trường tăng và thị trường giảm đều có 3 pha, lý thuyết Down và lý thuyết sóng Elliott, có 3 kiểu khoảng trống, một số trong rất nhiều mẫu hình đảo chiều thông dụng, như 3 đỉnh, đầu và hai vai, có 3 đỉnh nổi bật,
có 3 mức khác nhau của xu hướng (chính, thứ hai và phụ) và có 3 hướng (tăng, giảm, sideway), trong số các mẫu hình củng cố xu hướng cơ bản, có 3 kiểu tam giác như tam giác đối xứng, tam giác hướng lên, tam giác hướng xuống, có 3 nguồn thông tin chính: giá, khối lượng và giao dịch tiềm năng.
Bất cứ lý do nào, con số 3 đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ các lĩnh vực của phân tích kỹ thuật.
John Murphy tất nhiên là đã tham khảo tới phân tích kỹ thuật phương Tây. Nhưng trong câu của ông ấy “con số 3 đóng vai trò rất nổi bật” thì đặc biệt đúng với kỹ thuật hình nến của Nhật Bản.
Vào đầu thời kỳ Nhật Bản hiện đại, con số 3 ẩn chứa những sự kết hợp đầy huyền bí. Có câu nói “3 lần may mắn” biểu thị lòng tin này.
Song song với điều này, trong khi con số 3 thể hiện sự may mắn thì con số 4 được xem như là một điềm báo gở. Lý do cho điều này rất dễ dàng để xác nhận, trong phát âm của người Nhật, con số 4 và từ chết là giống nhau.
Kết luận
Thông qua bài viết này chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về mô hình nến Ba đỉnh / Ba đáy. Làm sao để giao dịch mô hình ba đỉnh – ba đáy bằng phương pháp phân tích volume.
Hy vọng các bạn hiểu rõ hơn cũng như áp dụng tốt mô hình này trong giao dịch. Chúc bạn giao dịch thành công.
Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé.
Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư Forex nhé !