Mô hình nến Evening Star (Sao Ban Chiều) là một trong 05 tín hiệu nến đảo chiều mạnh mẽ nhất của mô hình nến Nhật, báo hiệu sớm xu hướng của giá sẽ đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá trong thời gian sắp tới.
Trong phần bổ sung cho các bài học về mô hình nến Nhật dành cho các nhà đầu tư theo trường phái Price Action, Evening Star có thể sẽ là một mô hình rất hiệu quả nữa. Cùng tìm hiểu về mô hình nến này nhé. Xem thêm: sàn forex uy tín nhất thế giới
1. Mô hình nến Evening Star (Sao Ban Chiều) là gì?
Evening Star (Sao Ban Chiều) là mô hình đảo chiều tại đỉnh và gồm ba nến. Tương tự như buổi chiều tà giúp dự báo rằng màn đêm sẽ bao phủ bầu trời, mô hình nến Evening Star cho biết giá có khả năng sẽ giảm dần.
Ngày đầu tiên của mô hình nến Evening Star gồm một nến tăng dài sau một xu hướng tăng liên tục. Tiếp đến là nến thứ hai tạo khoảng nhảy giá tăng, nghĩa là nến mở cửa tại mức giá cao hơn giá đóng cửa của nến trước đó.
Nến thứ hai nên là một nến nhỏ và có thể là nến tăng hoặc nến giảm, nhưng ý chính ở đây là thân nến thứ hai phải ở trên thân nến thứ nhất.
Cuối cùng, nến thứ ba của mô hình Evening Star là một nến giảm mạnh có giá đóng cửa nằm trong thân nến tăng thứ nhất.
Phần mềm vẽ biểu đồ của ThinkorSwim (2011) yêu cầu rằng nến thứ ba đóng cửa dưới điểm giữa thân nến đầu tiên.
Hơn nữa, nếu nến thứ ba tạo khoảng nhảy giá giảm sẽ hợp lý hơn, nhưng không thật sự cần thiết để mô hình này có hiệu lực.
2. Ý nghĩa của nến Evening Star là gì?
Tâm lý thị trường của mô hình nến sao ban chiều được mô tả dưới đây: Ngày đầu tiên của nến sao ban chiều là một nến tăng dài củng cố cho xu hướng tăng đang diễn ra.
Sau đó, nến thứ hai mở cửa với giá cao hơn giá đóng cửa nến trước đó, do đó tạo gap tăng và chứng tỏ thêm một lần nữa phe mua đang nắm quyền kiểm soát thị trường.
Thật không may cho bên mua, giá không thể được đẩy lên cao nữa. Nến doji hoặc nến có thân nhỏ thứ hai cho thấy có một sự bế tắc giữa bên mua và bên bán.
Sự bế tắc bị phá vỡ vào ngày thứ ba, khi bên bán chứng tỏ họ có đủ lực để tạo ra một nến giảm dài.
3. Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Everning Star là gì?
Tương tự như Morning Star:
Cây nến đầu tiên là cây nến tăng thân dài. Cây nến này xuất hiện phải sau một xu hướng tăng dài, thể hiện rằng bên cầu vẫn đang chiếm ưu thế.
Gap Up là khoảng cách chênh lệch giữa nến 1 và nến 2.
Cây nến thứ hai là cây nến tăng hoặc giảm tuy nhiên thân nến này khá ngắn. Và cây nến thứ hai phải tạo gap ở trên cây nến đầu. Tức là giá mở cửa của nến hai cao hơn giá đóng cửa của cây nến đầu.
Phiên này tạo gap chứng tỏ rằng lực tăng vẫn được duy trì, nhưng trong phiên này giá không được đẩy đi quá xa vì kết thúc phiên giá đóng cửa chỉ xấp xỉ giá mở (thân nến ngắn).
Cây nến này cho thấy sự thiếu quyết đoán của bên cầu, có thể bên này đã trở nên yếu thế hơn và ngụ ý một sự đảo chiều sắp diễn ra. Nếu cây nến thứ hai là câynến doji cơ hội đảo chiều càng cao.
Gap Down là khoảng cách chênh lệch giữa nến 2 và nến 3.
Cây nến thứ ba là cây nến giảm thân dài. Cây nến này xác nhận rằng bên cung đã chiến thắng và chính thức kiểm soát cuộc chơi bắt đầu từ phiên này. Sau cây nến thứ ba này giá sẽ bắt đầu suy giảm.
4. Mô hình nến Evening Star
Dưới đây là 1 số mô hình nến Evening Star
4.1 Mô hình nến Evening Star trong thị trường Forex
Có 2 điểm đặc biệt quan trọng để nhận dạng mô hình nến Evening Star trong Forex và phân biệt Evening Star của thị trường Forex và Trade Coin.
- Nến thứ 02 có thể là một nến Spinning hoặc một nến khác lớn hơn một chút nhưng đó phải là nến Bullish (tăng giá).
- Nến thứ hai cần không cần thiết phải bị cô lập hoặc có khoảng trống (Gap) so với nến thứ nhất và nến thứ 3.
- Nến thứ 3 Bearish (giảm giá)phải có giá Mở cửa nằm trên giá đóng cửa của Nến đầu tiên. Và giá đóng cửa của nến số 3 phải nằm dưới mức 50% của nến đầu tiên.
4.2 Mô hình nến Evening Star trong các thị trường khác
Mô hình nến Evening Star trong các thị trường khác như thị trường chứng khoán cũng cần có điều kiện tương tự là phải có bộ 03 nến như vậy. Tuy nhiên điều kiện hơi khác một chút
- Nến thứ hai nên có thân hình tương đối nhỏ (giống như nến Doji hoặc Spinning top), nhưng khác với mô hình Forex, nến thứ hai có thể là nến Bearish giảm hoặc Bullish tăng.
- Nến thứ hai cần phải được cô lập trên ngọn nến đầu tiên và thứ ba của mẫu nến ba nến này. Phải có ít nhất khoảng cách nhỏ đến ngọn nến thứ hai và khoảng cách khác nữa xuống nến thứ ba (xem hình bên phải).
- Nến thứ ba của mô hình nến Evening Star không phải là Forex không nhất thiết phải có giá mở cửa trên mức giá đóng cửa của nến đầu tiên trong mô hình.Nó có thể đơn giản chệch hướng xuống từ cây nến thứ hai vào thân cây của cây nến đầu tiên và đóng cửa ở dưới mức 50% của thân nến đầu tiên.
4.3 Mô hình nến Evening Star và mô hình nến Morning Star
Mô hình đối lập với Evening Star là mô hình nến Morning Star. Mô hình nến Morning Star là một cụm 3 nến đảo chiều tại đáy (cây nến 1 là cây nến giảm giá mạnh, có thân dài; theo sau là một cây nến giảm giá hoặc tăng giá, với giá đóng cửa gần bằng giá mở cửa;
Và sau cùng là một cây nến tăng giá mạnh, có thân nến dài), báo hiệu sự đảo ngược của một xu hướng giảm thành một xu hướng tăng. Mô hình này thường xuất hiện cuối đợt tăng giá mạnh hoặc khi thị trường đạt mức quá mua.
4.4 Mô hình nến Evening Star và Abandoned Baby Top
Một mô hình nến sao doji ban chiều được thể hiện ở biểu đồ trên của Home Depot (HD). Nến doji xuất hiện ở ngày thứ hai và cho thấy sự chần chừ của thị trường.
Có thể thấy ở biểu đồ trên, nến doji thứ hai của mô hình sao doji ban chiều mở cửa trên giá đóng cửa của nến trước đó và tạo một gap tăng.
Nến doji có bóng trên dài cho thấy trong ngày bên mua có thể đẩy giá lên cao hơn.
Tuy nhiên, bên mua đẩy giá lên cao bao nhiêu thì bên bán đẩy xuống thấp bấy nhiêu, và khi đóng cửa, giá bằng đúng với giá mở cửa trong ngày.
Mô hình nến Evening Doji Star diễn ra vào ngày thứ ba khi giá tạo gap giảm và giá hoàn toàn đâm xuyên xuống dưới vùng thân nến của nến tăng đầu tiên.
Biểu đồ trên là một ví dụ của mô hình Abandoned Baby Top. Để được công nhận là mô hình này, đáy của nến thứ hai phải cao hơn đỉnh của ngày thứ nhất và ngày thứ ba, do đó thật sự có một khoảng gap trong biến động giá.
4.5 Mô hình nến Evening Star (khối lượng giao dịch ngày thứ ba cao hơn ngày thứ nhất)
Nếu khối lượng giao dịch ngày thứ ba vượt hơn hẳn khối lượng giao dịch ngày thứ nhất của mô hình sao ban chiều, Steve Nison nói rằng điều này sẽ làm tăng khả năng xảy ra mô hình nến sao ban chiều là mô hình đảo chiều tại đáy.
Biểu đồ trên của Alcoa (AA) cho thấy khối lượng giao dịch trước ngày thứ hai của mô hình sao ban chiều là không nhiều, tuy nhiên, vào ngày thứ hai, đặc biệt là ngày thứ ba khi volume khối lượng giao dịch tăng mạnh, vượt trội so với volume khối lượng giao dịch ngày đầu tiên.
Cần nhắc lại, khi khối lượng giao dịch tăng đồng nghĩa với việc có nhiều trader hứng thú với mức giá trong phiên giao dịch này.
Ở biểu đồ trên, vào ngày thứ ba của mô hình sao ban chiều, khối lượng giao dịch tăng cộng với khoảng khoảng nhảy giá giảm và nến giảm có thể được giải thích là rất nhiều cổ phần đã được sang nhượng giữa người mua và người bán và người bán phải bán với giá thấp để thu hút người mua với mức giá hấp dẫn.
Sự e ngại của bên bán khi bán nhiều cổ phần với giá thấp cho thấy một dấu hiệu bên bán hiện đang kiểm soát.
4.6 Mô hình nến Evening Doji Star tạo vùng kháng cự
Thỉnh thoảng một mô hình sao ban chiều có thể đóng vai trò như một kháng cự cho vùng tích lũy sau một xu hướng tăng giá. Biểu đồ trên của Johnson and Johnson (JNJ) minh họa cách mô hình sao ban chiều đánh dấu vùng kháng cự.
Sau xu hướng tăng trước đó và xuất hiện nến tăng đầu tiên của mô hình Evening Doji Star, nến doji thứ hai báo hiệu sự do dự.
Một khi nến giảm của ngày thứ ba loại bỏ khoảng tăng của nến tăng đầu tiên, một đường kháng cự được vẽ trên biểu đồ bởi bên bán khi ở mức đó họ cảm thấy thoải mái để đặt lệnh bán. Vùng kháng cự được thử lại 23 ngày sau đó và vẫn giữ nguyên.
5. Cách giao dịch với mô hình nến Evening Star
Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời điểm vào lệnh khi gặp mô hình nến Evening Star, các khung thời gian (Time Frame) nào áp dụng thì phù hợp, điểm Stop Loss, Take Profit sẽ nằm trong vùng giá nào.
5.1 Khung thời gian nên áp dụng mô hình nến Evening Star để giao dịch
Khi giao dịch, tôi thường theo dõi một cặp tiền tệ và để khoảng 3-4 cửa sổ với các khung thời gian như sau:
- Khung M1: Dành cho Binary Option với các giao dịch ngắn hạn 2-5 phút.
- Khung M5: Quan sát thị trường ở một khung thời gian lớn hơn và các tín hiệu ít bị nhiễu hơn.
- Khung M15: Phát hiện các tín hiệu hoặc nhận biết xu hướng trong khoảng thời gian ngắn hạn tránh các sai lầm của M1 và M5.
- Khung H1: Nhận biết xu hướng dài hạn hơn.
- Khung H4: Giao dịch Forex ngắn hạn theo sóng.
Với Mô hình nến Evening Star tôi khuyên bạn nên giao dịch trong khung thời gian M5 (Với Binary Option) hoặc M15 trở lên.
Vì M1 có thể tín hiệu sẽ rất nhiễu. Trong khoảng 15 cây nến M1 tạo thành 01 nến M15, hoàn toàn có thể xuất hiện mẫu Evening Star nhưng nó sẽ chỉ là cụm 03 nến và không tạo ra xu hướng đảo chiều mạnh.
Mà sau 03 nến tín hiệu của Evening Star, các nến M1 sau đó hoàn toàn có thể tiếp tục xu hướng tăng giá mà không đảo chiều sang giảm giá.
Đó chính là rủi ro và độ nhiễu khi sử dụng các khung thời gian ngắn để giao dịch.
Trong giao dịch Forex, Evening Star khi giao dịch ở Time Frame H4 hoặc D1 thường sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn so với các Time Frame khác.
5.2 Điểm vào lệnh tiêu chuẩn cho mô hình nến Evening Star
Trường hợp 01: Nến thứ 03 không nhấn chìm toàn bộ 02 nến trước đó trong mô hình nến Evening Star.
Lấy ví dụ như hình trên: Bạn sẽ thấy Mô hình nến Evening Star trong thực tế. Mô hình này rất tuyệt cho mọi nhà đầu tư.
- Điểm vào lệnh chuẩn của trường hợp này chính là ngay khi kết thúc nến thứ 03 trong cụm nến Evening Star.
- Điểm Stoploss trên râu nến 01.
Tuy nhiên ở trường hợp 01 này, có thể sẽ có một chút rủi ro nhiều hơn trường hợp mà tôi trình bày phía dưới vì nến thứ 03 không thực sự là tín hiệu mạnh hơn hẳn so với 02 nến trước đó trong cụm nến.
Trường hợp 02: Nến thứ 03 trong mô hình nến Evening Star có đuôi quá dài.
Trong trường hợp này, thực tế là nến thứ 3 ban đầu là nến Bearish và tăng lên một mức khá cao. Sau đó giật ngược trở xuống tạo thành cụm nến Evening Star. Đặc điểm của nến thứ 3 trong mô hình của trường hợp này là Râu nến khá dài. (Có thể dài hơn cả thân nến).
Xác định điểm vào lệnh với Trường hợp 02:
- Đầu tiên, ngay khi xuất hiện trường hơp 02, bạn không được phép vào lệnh ngay khi nến thứ 3 xác nhận mô hình nến Evening Star kết thúc mà phải chờ nến tiếp theo.
- Khi nến tiếp theo là Bullish nhưng không vượt quá 50% thân nến thứ 3 trong cụm nến Evening Star thì chúng ta có thể hi vọng ở nến thứ 5 sẽ có điểm vào lệnh thuận lợi.
Trường hợp 03: Nến thứ 03 trong mô hình Evening Star gần như bao trùm và nhấn chìm toàn bộ 02 nến trong cụm nến.
Trong ví dụ tiếp theo, bạn sẽ thấy Mô hình nến Sao hôm có nến thứ ba nhấn chìm ngọn nến đầu tiên và thứ hai trong mẫu. Đây là một tín đảo chiều mạnh và có độ rủi ro thấp hơn trường hợp 01.
- Điểm vào lệnh cho trường hợp này hơi khác một chút so với trường hợp tiêu chuẩn. Có thể bạn sẽ phải chờ cây nến tiếp theo hồi tạm trong suốt khoảng thời gian vào lệnh. Nếu nến ngay sau nến thứ 3 của cụm nến không thể vượt quá 50% thân nến Thứ 3 thì bạn có thể vào lệnh.
- Điểm Stoploss trên nến 02.
Lưu ý: Việc chờ đợi một nến Bullish hồi giả khác không vượt quá 50% thân nến thứ ba trong mẫu không phải lúc nào cũng xảy ra. Kỹ thuật này chỉ đơn giản là một cách để tránh cho bạn những rủi ro trong giao dịch.
6. Có nên giao dịch khi mô hình nến Sao hôm xuất hiện hay không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể giao dịch với mô hình nến này, độ chính xác cũng rất cao, với các bước vào lệnh như sau:
+ Nên Entry (vào lệnh) sau cây nến thứ 3 kết thúc hoặc đợi giá hồi về 30-50% nến thứ 3 của mô hình.
+ Stop Loss trên đỉnh ngôi sao – nến thứ 2.
+ Vào khối lượng nhỏ và tính toán tỉ lệ R:R (Risk:Reward) để có điểm TP (Take Profit) hợp lý.
Tương tự cho việc set-up lệnh giao dịch với mô hình nến này nếu nó xuất hiện ở đáy, báo hiệu sớm việc đảo chiều từ giảm sang tăng.
Kết luận
Trong thị trường ngoại hối, hãy nhớ rằng nến thứ hai trong mô hình này phải là doji hoặc một cây nến tăng giá nhỏ. Ở các thị trường khác, nến thứ hai có thể là tăng hoặc giảm (đỏ hoặc xanh), miễn là nó độc lập trên hai nến khác trong mô hình này.
Nến thứ ba trong mô hình này cần phải là một nến giảm giá (Bearish), có giá đóng cửa thấp hơn 50% thân nến nến đầu tiên.
Thông thường, nến thứ ba trong mô hình này sẽ nhấn chìm hai nến trước đó hoặc hơn. Khi điều đó xảy ra, đó là một tín hiệu giảm mạnh. Chúc các bạn thành công.