Mô hình nến Morning Star hình thành sau một đợt giảm giá hoặc khi thị trường đạt mức quá bán. Khi điều này xảy ra, người bán đã đẩy giá đủ thấp để thu hút người mua mới và sẽ có thể một đợt tăng giá mạnh sẽ bắt đầu.
Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất, để từ đó, giúp các trader có thêm hiểu biết và có thể vận dụng vào chiến lược giao dịch forex của mình. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây .
1. Mô hình nến sao mai Morning Star là gì?
Mô hình nến sao mai Morning Star là một mô hình trực quan bao gồm ba chân nến, được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng như một tín hiệu của xu hướng tăng giá. Xem thêm: sàn fx uy tín
Mô hình nến Morning Star hình thành sau một đợt giảm giá hoặc khi thị trường đạt mức quá bán.

2. Các mô hình nến sao mai (Morning Star)
Mô hình nến sao mai (The Morning Star) và Doji sao mai (Morning Doji Star) là mô hình cụm 3 nến đảo chiều tại đáy.
Cũng giống như một buổi sớm mai luôn báo hiệu ánh mặt trời sắp lên, mô hình Morning Star báo hiệu giá sẽ tăng mạnh. Nến 1 của mô hình là 1 cây nến giảm mạnh sau 1 xu hướng giảm.
Nến thứ 2 xuất hiện gap giảm, có nghĩa nó là một cây nến mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến 1.
Cây nến thứ 2 phải là một cây nến với thân nhỏ (tăng hay giảm đều được), tuy nhiên điểm quan trọng nhất là thân nến 2 phải ở vị trí thấp hơn thân nến 1.
Cây nến thứ 3 của mô hình Morning Star là nến thứ 3 tăng mạnh có giá đóng cửa nằm trong khoảng thân nến của cây nến 1. Phần mềm vẽ biểu đồ của ThinkorSwim (2011) qui định nến thứ 3 phải đóng cửa trên điểm giữa của thân nến 1.
Sẽ tốt hơn nếu nến thứ 3 xuất hiện khoảng trống giá giữa nến 2 và 3(gap tăng), tuy nhiên không bắt buộc phải có gap thì mô hình mới hoàn thành.
Theo quan điểm của Nison (1994, trang 118), ta có thể đặt lệnh mua sau khi khi mô hình Morning Star hoàn thành.
2.1 Mô hình nến Doji Sao mai

Điểm khác biệt giữa mô hình nến sao mai và doji sao mai là nến thứ 2 là nến doji (nến có giá mở cửa và giá đóng cửa gần bằng nhau).
2.2 Mô hình đứa trẻ bị bỏ rơi (Abandoned Baby bottom)

Nếu nến thứ 2 là một nến doji có giá cao nhất thấp hơn giá thấp nhất của nến 1 và nến 2, đây sẽ là mô hình rất đặc biệt và hiếm gặp của mô hình Doji Morning Star có tên gọi khác là đứa trẻ bị bỏ rơi (abandoned baby bottom).
3. Phân tích tâm lý mô hình nến sao mai
Nến 1 giảm điểm mạnh thể hiện xu hướng giảm vẫn đang tiếp tục. Nến 2 mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến 1, đồng thời xuất hiện khoảng trống giá giữa hai nến 1 và 2 chứng tỏ xu hướng giảm vẫn còn kiểm soát xu hướng.
Dù vậy, nến 2 xuất hiện cũng thể hiện bên bán không thể đẩy giá xuống sâu hơn.
Doji hay một cây nến với thân nến nhỏ ở vị trí cây nến 2 của mô hình đều thể hiện sự do dự giữa 2 phe bán và mua.
Chỉ sau khi cây nến 3 tăng điểm mới thể hiện bên mua đã bắt đầu chiếm quyền kiểm soát thị trường.
4. Các đặc điểm giúp tăng khả năng đảo chiều xu hướng cho mô hình nến sao ma
Theo lý thuyết của Nison (1991), các đặc điểm giúp tăng khả năng đảo chiều xu hướng cho mô hình nến Morning Star:
- Phải có khoảng trống giá giữa nến 2 so với nến 1, nến 2 so với nến 3
- Nến thứ 3 có giá đóng cửa càng cao so với nến 1 thì lực mua vào càng mạnh
- Khối lượng giao dịch thấp ở nến 1 và ngược lại, khối lượng giao dịch mạnh ở cây nến 3. Khối lượng giao dịch cao ở cây nến thứ 3 cho thấy những người mua vào đang kiểm soát thị trường và có khả năng đảo chiều xu hướng mạnh hơn.
5. Hạn chế của việc sử dụng Mô hình nến Morning Star
Giao dịch hoàn toàn dựa trên mô hình nến Morning Star là một chiến lược vô cùng nguy hiểm, chứa nhiều rủi ro. Mô hình nến Morning Star được coi là hiệu quả nhất khi nó kết hợp với khối lượng giao dịch lớn cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác như mức hỗ trợ.
Kiểu mô hình nến Morning Star xuất hiện khá thường xuyên trên biểu đồ và hình thành bất cứ khi nào có một cây nến nhỏ trong một xu hướng giảm, chính vì vậy, các trader nên sử dụng thêm các chỉ báo khác để quyết định vào lệnh một cách chính xác hơn.
6. Hướng dẫn giao dịch với mô hình Morning Star
Xác suất thành công với Morning Star sẽ gia tăng nếu như chúng ta đang giao dịch tại vùng hỗ trợ hoặc vùng quá bán.
Chúng ta sẽ làm gì nếu nhìn thấy cây nến tăng dài đóng cửa và hoàn thành việc tạo ra Morning Star?
Đối với nhiều trader thận trọng, họ thường không vào lệnh khi mẫu hình Morning Star vừa được tạo ra mà đợi thêm vài cây nến nữa để đánh giá tình hình. Tuy nhiên, thị trường vừa di chuyển rất nhanh để tạo ra một cây nến tăng mạnh.
Nếu lưỡng lự, có thể bạn sẽ phải vào lệnh ở điểm bất lợi hơn. Do đó, bạn có thể xem xét vào lệnh ngay khi mô hình hoàn tất, đặc biệt là khi có thêm các yếu tố hỗ trợ như vng hỗ trợ, vùng quá bán.
Bên dưới là ví dụ minh họa về cách vào lệnh trên biểu đồ EURUSD. Lệnh mua được thực hiện ngay sau khi nến số 3 được tạo ra.
Thị trường forex không có nhiệm vụ bảo vệ trader do đó chúng ta phải tự bảo vệ mình bằng cách đặt dừng lỗ (Stop loss). Điểm dừng lỗ nên đặt bên dưới đáy mô hình hoặc đáy gần nhất.
Điểm chốt lời (Take profit) được đặt ở các vùng kháng cự bên trên hoặc các khu vực tích lũy giá trong quá khứ như hình minh họa bên dưới.
Morning Star là mô hình phổ biến trên thị trường forex, trên nhiều khung thời gian khác nhau. Mẫu hình này rất dễ nhận diện cũng như có quy tắc vào lệnh khá đơn giản.
Tuy nhiên, nếu Morning Star đảo chiều thất bại, giá có thể tiếp tục giảm khá sâu do đó hãy luôn đặt Stop loss và quản lý rủi ro hợp lý.
Kết luận
Trên đây là bài viết “Phân tích Mô hình nến Morning Star – Sao Mai mới nhất 2021”. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên các bạn sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích khi đầu tư.
Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé.
Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư Forex nhé !