Hà Nội vẫn nổi tiếng có những con đường, góc phố đẹp và cổ kính. Đặc biệt, cái đẹp của Thủ đô thay đổi theo từng mùa, từng không gian. Chính vì vậy mà mỗi thời điểm, khoảnh khắc khác nhau, người ta lại thấy Hà Nội đẹp ở những góc khác nhau.
Đường Phan Đình Phùng, đường Đinh Tiên Hoàng, đường Nguyễn Du, đường Thanh Niên… được xem là những con đường đẹp nhất ở Hà Nội, là những địa điểm mà trong lòng những người con Hà Nội, những bạn trẻ sinh viên ở khắp mọi miền đất nơi, mãi không thể quên.
Trên những con đường ấy, người ta không chỉ thấy nhịp sống hối hả của người Hà Nội, mà còn là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc như từng hàng cây, từng góc phố và biết bao dấu ấn thời gian hòa cùng sự phát triển không ngừng của thủ đô thân yêu…
Hãy săn ngay vé máy bay giá rẻ Phú Quốc đi Hà Nội để trải nghiệm những con đường, tuyến phố tuyệt đẹp bao năm nay đã in sâu trong tâm trí người Hà Nội nói riêng và những người yêu mến Hà Nội nói chung…
1. Thông tin tổng quan và giá vé về các chuyến bay từ Phú Quốc tới Hà Nội
Chuyến bay từ Phú Quốc (PQC) tới Hà Nội (HAN) sẽ xuất phát từ sân bay Phú Quốc, đưa bạn đến thủ đô và dừng chân tại Sân bay quốc tế Nội Bài.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc nằm ngay trên huyện đảo Phú Quốc. Đây là sân bay quốc tế Phú Quốc có các chặng bay đi cảng hàng không Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) 300 km; đi Rạch Giá (Kiên Giang) 130 km; đi Cần Thơ 190 km; đi Cà Mau 200 km; đi Liên Khương 540 km.
Sân bay quốc tế Nội Bài (Noi Bai International Airport) nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km. Đây là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam. Hiện có 3 hãng hàng không nội địa Vietnam Airlines, VietJet Air, Pacific Airlines và 22 hãng hàng không quốc tế có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài.
Để di chuyển từ sân Nội Bài về Hà Nội, bạn có thể đi taxi (giá dao động từ 300.000đ– 400.000đ), hoặc đi xe bus giá khoảng 60.000đ – 80.0000đ/lượt… Ngoài ra, nếu bạn sử dụng dịch vụ bay của 2 hãng hàng không nội địa là Pacific Airlines và VietJet Air thì có thể di chuyển bằng xe buýt của hãng với giá vé 40,000 đ/chiều.
2. Các đường bay và chặng bay phổ biến từ Phú Quốc đi Hà Nội
Hiện tại, có 4 hãng hàng không nội địa Việt Nam là Vietjet Air , Vietnam Airlines , Jetstar Airways , và Bamboo Airways đang khai thác đường bay Phú Quốc – Hà Nội. Mỗi hãng có tần suất bay từ 1 – 5 chuyến/ngày.
Giá vé máy bay cho chặng này trung bình khoảng 1.300.000 VND/vé. Tuy nhiên, giá vé sẽ thay đổi phụ thuộc rất nhiều vào hãng bay và thời gian đặt vé. Khoảng cách giữa Phú Quốc và Hà Nội là 2.000 km, thời gian bay khoảng 2 giờ 10 phút bay.
3. Cách di chuyển từ trung tâm Phú Quốc đến sân bay quốc tế Phú Quốc
Phú Quốc là 1 hòn đảo lớn nên bạn hãy kiểm tra xem quãng đường từ nơi bạn ở đến sân bay là bao xa để sắp xếp thời gian ra sân bay phù hợp nhé. Sân bay quốc tế Phú Quốc nằm ở xã Dương Tơ, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 5 km, cách thị trấn An Thới khoảng 18 km, và cách khu Bắc đảo khoảng 35 km.
Xe buýt: Hiện chỉ có một chuyến xe buýt duy nhất số 1 từ thị trấn Dương Đông đi đến sân bay Phú Quốc. Lộ trình: Bến Dương Đông – Nguyễn Trung Trực – Đường 30/4 – Đường tỉnh 973 – Xa Lộ Phú Quốc – Cảng Hàng Không Phú Quốc. Giá vé từ 20.000 – 50.000 VND/lượt.
Xe ôm: Đây là cách di chuyển nhanh và tiện lợi nhất khi đi từ trung tâm thị trấn Dương Đông đến sân bay Phú Quốc. Giá cước khoảng 50.000/người.
Taxi: Nếu đi nhóm từ 2 người trở lên thì bạn có thể sử dụng taxi để di chuyển để thoải mái hơn nha. Giá cước taxi dao động từ 11.000 – 14.000 VND/km.
4. Cách di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố Hà Nội
Sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố 30 km nên tùy vào số lượng hành lý và số người trong nhóm bạn mà cân nhắc các phương tiện di chuyển sau để phù hợp với ngân sách của bạn nhé.
Xe buýt: Điểm cộng lớn nhất của xe buýt chính là giá vé rẻ nhất trong tất cả các cách di chuyển, chỉ từ 8.000 – 30.000 VND/người. Tuy nhiên, xe buýt sẽ dừng ở nhiều trạm nên có thể làm bạn hơi mệt khi tốn thêm nhiều thời gian di chuyển sau 1 chuyến bay dài.
- Xe buýt 86 (Sân bay Nội Bài – Ga Hà Nội): Lộ trình: Sân bay Nội Bài (bãi đỗ xe buýt nhà ga T1 Sân bay Nội Bài) – Nhà ga nội địa T1 (sảnh A, B, E – tầng 1 ga đến) – Võ Nguyên Giáp – Đường nội bộ T1–T2 – Nhà ga nội địa T2 (sảnh tầng 1 ga đến cửa D1-D2) – Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp – Võ Nguyên Giáp – Cầu Nhật Tân – u Cơ – Nghi Tàm – Yên Phụ – Điểm trung chuyển Long Biên – Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải – Tràng Tiền – Lê Thánh Tông – Hai Bà Trưng – Ngô Quyền – Lý Thường Kiệt – Lê Duẩn – Ga Hà Nội.
- Xe buýt 7 (Sân bay Nội Bài – Cầu Giấy): Lộ trình: Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, nhà ga T1) – Võ Văn Kiệt – Đường vào sân đỗ nhà ga T2, sân bay Nội Bài – Điểm dừng xe buýt đón trả khách (sân đỗ xe nhà ga T2) – Võ Văn Kiệt – Cầu Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên – Nguyễn Khánh Toàn – Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy – Bãi đỗ xe Cầu Giấy.
- Xe buýt 17 (Sân bay Nội Bài – Long Biên): Lộ trình: Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, Nhà ga T1) – Đường trục nội cảng – Trạm thu phí Sân bay Nội Bài – Võ Văn Kiệt – Quay đầu tại điểm mở đường Võ Văn Kiệt – Võ Văn Kiệt – Đường nối Quốc lộ 2 và đường Võ Văn Kiệt – Quốc lộ 2 – Phủ Lỗ – Nguyên Khê – Đông Anh – Cao Lỗ – Đường Cổ Loa – Quốc lộ 3 – Thiên Đức – Cầu Đuống – Ngô Gia Tự – Nguyễn Văn Cừ – Cầu Chương Dương – Trần Nhật Duật – Yên Phụ – Điểm trung chuyển Long Biên – Yên Phụ – Quay đầu tại đối diện 92 Yên Phụ – Trần Nhật Duật – Long Biên.
Dịch vụ đưa đón sân bay: Với tình trạng giao thông lộn xộn và đông đúc ở sân bay quốc tế Nội Bài thì tốt nhất là bạn hãy đặt trước 1 chiếc xe riêng để chở bạn từ sân bay về nhà. Bạn chỉ cần chọn dịch vụ này trên Traveloka trước 1 ngày và đưa mã đặt chỗ trên điện thoại cho bác tài xem là đã có thể lên xe ngay và an tâm nghỉ ngơi rồi đấy.
Taxi: Khi vừa ra khỏi cửa ga quốc nội thì sẽ có khu vực chờ đón taxi. Tuy nhiên, nếu chuyến bay của bạn hạ cánh vào giờ cao điểm thì có thể bạn phải đợi khá lâu để bắt taxi. Giá taxi từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 250.000 – 290.000/xe tùy khoảng cách.
5. Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Hà Nội
Nếu bạn muốn có khoảng thời gian khám phá Hà Nội đẹp và dễ chịu nhất thì hãy đến đây từ tháng 9 – 11 và tháng 3 – 4. Các tháng khác thời tiết có thể sẽ khá oi bức hoặc nhiều mưa nên sẽ làm ảnh hưởng đến lịch trình du lịch của bạn đấy.
Hà Nội là 1 trong những nơi còn giữ được nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc đến tận ngày nay. Nếu sắp xếp được thời gian, bạn hãy đến Hà Nội vào tháng Giêng để tham dự các lễ hội lớn như hội Gò Đống Đa mùng 5, lễ hội chùa Hương mùng 6, lễ hội đền Sóc mùng 6, lễ hội Yên Tử mùng 10, hội Lim ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhé.
6. 6 con đường đẹp nhất ở Hà Nội
6.1 Đường Phan Đình Phùng
Đường Phan Đình Phùng là một con đường có vỉa hè rộng nhất nhì Hà Nội với những hàng sấu lâu năm xanh mát, cao vút, thẳng đều tăm tắp. Đường Phan Đình Phùng mùa nào cũng đẹp. Mùa xuân, màu hạ ngập trong sắc trắng của những bông hoa sấu rụng bên đường rồi những quả sấu non xanh xanh trên cây rung rung trong gió. Mùa thu, mùa đông, con đường trải vàng lá sấu rụng, vô cùng lãng mạn.
Đường Phan Đình Phùng nổi tiếng với hai hàng cây sấu cùng trên vỉa hè luôn rợp bóng mát
6.2 Đường Hoàng Diệu
Đường Hoàng Diệu rộng rãi, luôn mát rượi bởi hai hàng cây cổ thụ. Nơi đây luôn thuộc top những con đường xanh, mát, đẹp nhất thủ đô.
Nếu những dấu tích Hà Nội cổ còn lại trên con đường này là Hoàng thành trầm lắng, là cổng Đoan môn sừng sững, thì những ngôi biệt thự được xây theo kiến trúc Pháp chính là những vết dấu còn lại của một Hà Nội xưa.
Tuy nhiên, dấu ấn của đường Hoàng Diệu không chỉ nằm ở những giá trị ấy, mà điều níu chân bao người, làm thổn thức bao trái tim lại là căn nhà 30 Hoàng Diệu – nơi ở của gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ khi Đại tướng ra đi, cứ đến dịp lễ hay ngày kỷ niệm, nhiều người lại tập trung trước cổng nhà để thắp nến, dâng hương, hoa tưởng niệm “người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam.
6.3 Đường Thanh Niên
Nếu Hoàng Diệu và Phan Đình Phùng in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những di tích lịch sử, văn hóa giá trị và lối kiến trúc độc đáo thì đường Thanh niên lại nổi tiếng với tên gọi “Con đường lãng mạn nhất thủ đô Giữa lòng Hà Nội, hiếm có một con đường nào lại có được vẻ đẹp thơ mộng như đường Thanh Niên.
Con đường này chạy xen giữa hồ Tây và hồ trúc Bạch với những hàng phượng vĩ, những rặng trúc xanh tươi, tạo cho nơi đây một nét lãng mạn rất đặc biệt.
Nơi đây chính là một điểm đến vô cùng thú vị vào những ngày hè oi bức và là chốn hẹn hò của rất nhiều bạn trẻ mỗi buổi chiều về hay dịp cuối tuần.
6.4 Phố Đinh Tiên Hoàng
Chạy dọc bờ hồ Hoàn Kiếm, phố Đinh Tiên Hoàng nằm ở trái tim của thủ đô Hà Nội. Trên phố có đền Bà Kiệu, đền Ngọc Sơn, tháp Hòa Phong – di tích còn lại của chùa Báo Ân và bưu điện Hà Nội với chiếc tháp đồng hồ lịch sử. Vào những ngày lễ, Tết, phố là nơi người dân tập trung đông đảo để xem bắn pháo hoa và đón Giao thừa.
Một bên là hồ Gươm, nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử, một bên là vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và các trung tâm đầu não của thủ đô khiến phố Đinh Tiên Hoàng trở thành một trong những tuyến phố du lịch có không gian đẹp nhất Hà Nội.
6.5 Đường Kim Mã
Có lẽ con đường này thì các bạn trẻ Hà Nội, đặc biệt là các bạn có sở thích chụp ảnh chẳng lạ gì. Thường ngày thì đây là một con đường khá đẹp với những hàng cây cổ thụ mọc đều 2 bên và ở giữa đường, dãy đường hành lang với gạch đỏ đều tăm tắp.
Thế nhưng thực chất trong cảm nhận của nhiều người thì con đường này mang lại cảm xúc nhất là vào thời điểm mùa đông, mùa lá vàng rụng. Gió lạnh về, cây cối đều trơ trụi lá chỉ còn trơ cành khẳng khiu tạo nên một khung cảnh buồn man mác rất riêng biệt cho khu phố.
Con phố này được rất nhiều bạn trẻ chọn làm nơi chụp ảnh cưới, ghi lại những khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời.
6.6 Đường Trịnh Công Sơn
Không có bề dày lịch sử và đặc trưng về văn hóa như hai con đường cổ kính trên, nhưng con đường ven Hồ Tây lại ghi ấn tượng trong lòng người Hà Nội với vẻ lãng mạn, vắng vẻ đặc trưng của đất Hà Nội khi gần như “ôm trọn” hồ Tây. Ngày trước, nơi này được giới trẻ ưu ái gọi với cái tên bến Nhật Bản, bến Hàn Quốc, còn nay con đường lãng mạn nhất Hà Nội chính thức mang tên Trịnh Công Sơn.
Được mệnh danh là con đường lãng mạn và đẹp nhất Thủ đô, ôm quanh ven hồ Tây, con đường mang tên Trịnh Công Sơn dài 900m, rộng 9,5–12,5m, kéo dài từ ngã ba, ngõ 612 Lạc Long Quân đến giao với dốc ngã ba đê Âu Cơ, quận Tây Hồ.
Không có những hàng cây cổ thụ rợp bóng, nơi đây lại đặc biệt hấp dẫn bởi không gian vắng vẻ, yên tĩnh và thơ mộng. Không chỉ đẹp vào những chiều thu, mà ngay cả ngày hè oi ả, đứng ở đây ngắm hoàng hôn sẽ có cảm giác thật rõ ràng rằng con đường mang hơi hướng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: nhỏ nhẹ, lãng mạn và bình yên vô cùng.
Con đường Trịnh Công Sơn hấp dẫn bởi không gian yên tĩnh, vắng vẻ, thơ mộng
Tôi đã thấy không chỉ những đôi yêu nhau, mới hạnh phúc nắm tay ngắm hoàng hôn dần tan, mà còn là những người bình thường có lẽ đã mệt mỏi với cuộc sống xô bồ, ồn ào, hoặc đã chán ngán những đông đúc nơi phồn hoa.
Họ dựng xe, ngồi im lìm lắng nghe tiếng sóng vỗ rất nhẹ, thả tầm mắt vào đường chân trời xa tít mà khi ở trong phố, chẳng kiếm nổi cho mình một khoảng trống. Tất cả đều khó lòng từ chối một con đường với những góc vắng lặng, tuy khiêm nhường nhỏ bé nhưng lại ôm trọn cả hồ Tây rộng lớn bên cạnh.
Trên đây là bài viết “Vé máy bay giá rẻ Phú Quốc đi Hà Nội. 6 con đường đẹp nhất ở Hà Nội mà ai cũng muốn ghé thăm một lần”, Hi vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn định hình được quy trình săn vé máy bay Phú Quốc đi Hà Nội giá rẻ và bỏ túi được một số kinh nghiệm hữu ích khi đi du lịch tại Hà Nội. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!